Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

An toàn vệ sinh lao động đối với thợ vận hành máy nén khí

1. Công nhân vận hành máy nén khí compresseur phải có đầy đủ các yêu cầu sau :
- Đủ 18 tuổi, có giấy chứng nhận bảo đảm sức khỏe do cơ quan y tế cấp.
- Có giấy chúng nhận về chuyên môn, đã học tập và kiểm tra đạt yêu cầu về KTAT vận hành và được giám đốc đơn vị cấp thẻ an toàn theo đúng mẫu do ngành LĐ - TBXH ấn hành.
- Sử dụng đúng và đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ.
2. Nơi đặt máy phải làm bằng phẳng, che kín tránh mưa nắng, bảo đảm thông gió tốt và tránh bụi nói chung, đặc biệt là bụi xi mãng. Cấm đặt máy nén khí ở gần chất dễ nổ, dễ cháy. Phải đặt máy xa nguồn nhiệt và kê chèn chắc chắn.
3. Chỉ cho phép làm việc với những máy nén khí đã qua kiểm tra đầy đủ theo "Qui phạm kỹ thuật an toàn máy nén khí" và "Qui phạm sử dụng bình chịu áp lực" của nhà nước và có đủ hồ sơ kỹ thuật gồm : lý lịch máy, sổ giao ca, sổ kiểm tra kỹ thuật.
4. Trước khi khởi động máy nén khí công nhân phải :
- Kiểm tra tình trạng chung của máy xem đã đủ điều kiện đưa máy vào vận hành chưa, nếu có hư hỏng chưa được sửa chữa phải báo ngay cho người trực tiếp phụ trách.
- Kiểm tra mức dầu nhờn trong carte.
- Kiểm tra các thiết bị che chắn bảo hiểm, dây tiếp đất, đưa tất cả các dụng cụ không cần thiết đến nơi qui định xa chỗ làm việc.
- Mở van đường dẫn nước làm mát (nếu có), bảo đảm nước làm mát lưu thông được
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các đồng hồ đo lường, kiểm tra xem van an toàn có bị kẹt không.
- Mở van xả khí nén bình chứa, đóng van cấp khí nén từ bình chứa đến nơi tiêu thụ.
- Quay máy nén bằng tay 2-3 vòng xem trục quay có nhẹ không.
- Khởi động động cơ nổ hoặc động cơ điện và khi máy đạt đến tốc độ định mức thì đóng van xả bình khí nén, mở van cung cấp khí nén cho nơi tiêu thụ một cách từ từ cho đến khi toàn tải.
- Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát, hệ thống bôi trơn, áp suất khí nén của từng cấp nén.
Khi có hiện tượng không bình thường phải dừng máy, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục mới được cho máy hoạt động tiếp tục.
5. Trong khi máy nén khí làm việc, công nhân phải :
- Quan sát, theo dõi các đồng hồ đo trên máy để bảo đảm rằng các chỉ số đo được luôn phù hợp với trị số cho phép ghi trong lý lịch máy. Nếu phát hiện thấy đồng hồ hư phải báo cho cấp trên biết để yêu cầu cơ quan đăng kiểm chúng dến xem xét và sửa chữa ngay.
- Xả dầu, nước và cặn bẩn đọng trong bình làm mát, bình chứa khí nén.
- Theo dõi tình trạng làm việc của máy. Nếu có hiện tượng khác thuờng cần kịp thời dừng máy kiểm tra, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
Phải dừng máy khẩn cấp trong các trường hợp sau :
+ Nghe thấy tiếng gõ khác thường trong máy nén hoặc động cơ.
+ áp suất dầu bôi trơn hạ thấp dưới mức qui định.
+ Việc cung cấp nước giải nhiệt bị tắc.
+ Nhiệt độ của khí nén cao hơn giới hạn cho phép.
+ Đồng hồ chỉ áp suất mất ở bất cứ cấp nén nào và áp suất bình chứa vượt quá trị số cho phép.
+ Xảy ra hỏa hoạn.
+ Máy nén khí hoặc động cơ điện bốc khói.
+ Máy nén hoặc động cơ bị rung quá mạnh.
Không cho phép sửa chữa bình và các bộ phận chịu áp lực của nó trong khi đang hoạt động và vẫn còn áp lực.
6. Khi dừng máy công nhân phải :
- Cắt đường cấp khí nén sau bình chứa. Dừng động cơ điện hoặc động cơ nổ. Xả hết khí nén trong bình chứa ra ngoài.
- Ngừng cung cấp nước làm mát.
- Kiểm tra toàn bộ máy, chú ý độ nóng của các bộ phận máy.
- Ghi chép tình trạng của máy trong ca vào sổ giao ca.
- Làm vệ sinh nơi làm việc, chú ý làm vệ sinh các cánh giải nhiệt ở đầu máy nén và thân bình, làm vệ sinh bên trong vào ở các tiếp điểm của rơle (relais) áp suất. Riêng bộ phận lọc bụi phải làm vệ sinh hàng tuần.
( Nguồn Cục An toàn lao động )


  An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
Hotline: 0932.789.783
E-mail: andien@bienbaoantoan.com

Website: www.bienbaoantoan.com

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

HẬU QUẢ VIỆC COI THƯỜNG CÁC QUY ĐỊNH PCCC



- Do vợ chồng chủ xưởng may gia công ở Hải Phòng, trong đó chồng là người Trung Quốc, thiếu tiền lại xem thường các quy định về PCCC cháy nên 13 công nhân may đã chết thảm, 25 người khác bị thương tật hành hạ suốt đời.
Sáng ngày 30/7, TAND Hải Phòng mở phiên toàn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy xẩy ra vào 16 giờ 30 phút ngày 29/7/2011 tại xưởng may gia công mũ giày vải Thuận Phát ở thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân, huyện An Lão (TP Hải Phòng) làm 13 người thiệt mạng và 25 người bị thương.

Nhiếp Thiếu Phong (bị cáo đứng giữa) và vợ Bùi Thị Hiền (thứ hai từ phải qua) đứng trước vành móng ngựa
Phải ra trước vành móng ngựa có 5 bị cáo, gồm: chủ xưởng may Bùi Thị Hiền (SN 1987, trú tại thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân) và chồng là Nhiếp Thiếu Phong (SN 1970 ở Tứ Xuyên, Trung Quốc); Lê Văn Bẩy (SN 1985), Nguyễn Văn Linh (SN 1984) và Bùi Thị Sự (SN 1967) cùng ở thôn Đại Hoàng II, xã Tân Dân, huyện An Lão.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hải Phòng, đầu tháng 5/2011, Hiền và chồng là Nhiếp Thiếu Phong (chưa đăng ký kết hôn) thuê 150 m2 đất của Sự để xây dựng nhà xưởng, với giá 4,5 triệu đồng/tháng. Sự chịu trách nhiệm xây dựng theo yêu cầu của vợ chồng Hiền và Phong.

Xưởng được xây dựng theo kết cấu hình ống, khung thép chịu lực, tường xây bằng gạch và chỉ mở duy nhất một cửa ra phía đường. Sau đó, Sự thuê Bảy, thợ hàn cùng thôn tiến hành thi công.

Con trai của nạn nhân Phạm Thị Nhật (SN 1979) mang theo di ảnh mẹ đến dự phiên toà
Ngày 10/7/2011, khi xưởng chuẩn bị hoàn thành, vợ chồng Hiền và Phong cho chuyển toàn bộ máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và công nhân đến làm việc. Hai ngày sau, Hiền tuyển công nhân đến làm việc.

Trong quá trình hoạt động do xưởng chưa có cột thu lôi nên Hiền yêu cầu Sự hoàn thiện. Sự mua 4 bầu sứ, 4 cột thu lôi và gọi Bảy đến hàn. Bảy rủ thêm Linh mang theo máy hàn cùng đến xưởng. Đến chiều 29/7/2011, Bẩy và Linh chuyển đồ nghề lên mái xưởng và bắt đầu hàn cột đầu tiên trên nóc xưởng từ ngoài cửa vào.

Lúc này, trong xưởng có 45 công nhân đang làm việc. Trong khi hàn, các tia lửa bắn xuống phía dưới, nên 3 lần Hiền nhắc không làm nữa nhưng Bẩy và Linh vẫn làm. Hiền nhắc đến lần thứ 3 thì xảy ra hoả hoạn, các tia lửa hàn rơi xuống đã nhanh chóng bùng lên thành ngọn lửa cháy ngùn ngụt.

Nhiều nạn nhân và người dân địa phương đến tham dự phiên toà

Thấy vậy, Hiền vội chạy ra ngoài gọi điện cho chồng là Nhiếp Thiếu Phong và lực lượng PCCC địa phương. Khi Phong ra tới xưởng, thấy lửa cháy quá lớn, bao phủ lên cả nhà xưởng, không có khả năng cứu được người và tài sản nên đã cùng Hiền thuê taxi bỏ chạy lên TP Móng Cái giáp với Trung Quốc, Tuy nhiên, cả 2 vợ chồng Hiền và Phong đều đã bị bắt giữ trên đường trốn chạy.

Hậu quả vụ cháy làm 13 người tử vong, 25 người bị bỏng. Theo kết luận pháp y, các nạn nhân tử vong do bị ngạt khói khí cháy và bỏng nặng. Đối với 25 người bị thương, Phòng kỹ thuật hình sự công an TP Hải Phòng kết luận, những nạn nhân này bị bỏng từ 25% đến 84,11%. Về lâu dài, các nạn nhân đa số bị hạn chế vận động khớp, các vết sẹo lồi tồn tại vĩnh viễn, cần được can thiệp bởi các phẫu thuật thẩm mỹ.

Giám định của Viện khoa học hình sự của Bộ Công an kết luận, điểm xuất phát cháy nằm phía trên trần của gian xưởng số 1. Nguyên nhân do quá trình cắt hàn tôn trên mái làm bắn các vảy hàn có nhiệt độ cao xuống các chất dễ cháy bên dưới. Tổng thiệt hại tài sản của xưởng may là hơn 302 triệu đồng.

Theo cơ quan điều tra, Nhiếp Thiếu Phong sang Việt Nam làm việc từ năm 2005. Sau khi rời một số công ty, Phong cùng Hiền tự mở công ty riêng. Hiền là giám đốc, còn Phong phụ trách kỹ thuật, lo đơn đặt hàng.

Quá trình xây dựng nhà xưởng, vợ chồng Hiền và Phong có đến giám sát thi công và đều hiểu rằng, xưởng may giày thì cần có cửa thoát hiểm, cần có các biện pháp phòng cháy chữa cháy nhưng vì chủ quan và thiếu tiền nên Phong không chấp hành các quy định về phòng cháy, chữa cháy theo quy định của pháp luật Việt Nam, không có cửa thoát hiểm…

Viện KSND TP Hải Phòng đã truy tố 5 bị cáo Bùi Thị Hiền, Nhiếp Thiếu Phong, Bùi Thị Sự, Lê Văn Bảy, Nguyễn Văn Linh về tội vi phạm quy định về phòng cháy chữa cháy theo khoản 3, Điều 240 Bộ luật hình sự. Những người bị truy tố vào điều, khoản này có khung hình phạt từ 7 – 12 năm tù giam.

Trao đổi với các nạn nhân còn sống tại phiên tòa, họ cho biết di chứng để lại trên thân thể của 25 công nhân là vô cùng lớn. Ngoài mất việc mất khả năng lao động và hàng tháng vào nhập viện để chỉnh hình nắn gân, thì ngày ngày họ đều phải chịu sự cơn đau nhức, ngứa hành hạ. Khi cơn ngứa đến thì như có hàng trăm mũi kim đâm vào da thịt họ…

Theo dự kiến, phiên tòa sẽ kết thúc và tuyên án vào chiều ngày 31/7.

  An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
Hotline: 0932.789.783
E-mail: andien@bienbaoantoan.com

Website: www.bienbaoantoan.com

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

XÂY DỰNG QUY TRÌNH AN TOÀN CHO CÔNG TRƯỜNG XÂY DỰNG

 
 Khởi đầu sự an toàn!


NỘI DUNG : ............
THỜI GIAN : ...............
ĐỊA ĐIỂM : ..... công trình XYZ .......
THÀNH PHẦN THAM GIA : Ông 1. Bà 2. Anh 3. Chị 4.
I CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
1. Mặt bằng công trường :
2. Chuẩn bị lễ khởi công
3. Chuẩn bị công tác an toàn trên công trường : bảng hiệu, bảng nội quy, logo..
7 ngày trước thời gian khởi công

BCH CT, Ban AT
II NHẬN DIỆN CÁC MỐI NGUY HIỂM, PHÂN TÍCH RỦI RO

1.Đào đất
2.Làm việc trên cao
3.Tháo dỡ cốt pha

Trước 2 ngày theo tiến độ
Ban AT, BCH CT, tư vấn

III CÔNG TÁC HUẤN LUYỆN

• Huấn luyện nội quy công trường, nội quy an toàn lao động
• Huấn luyện cách nhận biết bảng biểu, màu sắc tín hiệu trên công trường
• Huấn luyện cách sử lý một số tình huống, sự cố xảy ra đột xuất trên công trường
• Cách nhận biết các mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động
• Huấn luyện cách sử dụng phương tiện bảo hộ lao động
• Huấn luyện các tư thế, động tác làm việc an toàn
• Huấn luyện các biện pháp kỹ thuật an toàn
-An toàn đào đất
-An toàn điện
-An toàn làm việc trên cao
-An toàn thiết bị điện cầm tay
-An toàn thiết bị nâng
-An toàn giàn giáo
-An toàn làm việc trong hầm sâu hố kín
-An toàn trong công tác xây tô
• Huấn luyện công tác PCCC
-Tính năng tác dụng của các loại bình PCCC
-Cách sử dụng các loại bình
-Nhận biết tín hiệu báo động và di tản khẩn cấp
• Vệ sinh lao động
-Bệnh nghề nghiệp
-Các yếu tố nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe ( gồm : bụi, tiếng ồn, ánh sáng, vi khí hậu… )
• Sơ cấp cứu
-Khi bị say nắng
-Khi bị điện giật
-Khi bị chấn thương
• An ninh trật tự
-Thủ tục kiểm tra công nhân ra vào cổng
-Thủ tục các bước kiểm tra hàng hóa xuất nhập
-Kiểm tra xe cộ ra vào
-Thủ tục tiếp đón khách
-Thủ tục xử lý hành chính ( cách lập biên bản sự việc )
Thứ 7 hàng tuần

Ban AT, BCH CT, toàn bộ công nhân và các nhà thầu phụ trên công trường

IV CÔNG TÁC KIỂM TRA
1.Kiểm tra an toàn điện :
-Dây điện
-Tủ điện
-Phích cắm, ổ cắm công nghiệp
2.Kiểm tra an toàn thiết bị nâng
-Cẩu tháp, cẩu tự hành
-Vận thăng tải
-Hoist
-Tời
3.Kiểm tra an toàn giàn giáo
-Giàn giáo chống
-Giàn giáo bao che
-Giàn giáo thi công
4.Kiểm tra an toàn thiết bị điện cầm tay
-Dây nguồn
-Dòng rò ( vỏ máy )
-Thiết bị bảo vệ
5.Kiểm tra công tác an toàn hàn cắt
- Giấy phép hàn cắt
-Kiểm tra máy hàn : dòng rò, dây hàn, kìm hàn, dây tiếp đất
-Mặt nạ hàn, khẩu trang, găng tay
-Kiểm tra tình trạng vỏ bình oxy, gas, dây dẫn khí, van an toàn, phiếu bảo hành
6.Kiểm tra máy móc
-Dây nguồn
-Dòng rò ( vỏ máy )
-Dây tiếp đất, nối không
-Thiết bị bảo vệ
7.Kiểm tra công tác an toàn khi thi công trên cao
-Sức khỏe
-Phương tiện bảo vệ cá nhân
-Túi đứng đồ nghề
-Lối đi lại lên xuống
-Lưới hứng
-Lan can an toàn
-Che chắn các lỗ thông tầng
8.Kiểm tra công tác an toàn khi thi công đào đất, hố sâu hầm kín
-Giấy phép đào đất
-Bản vẽ thiết kế
-Biện pháp thi công
-Biện pháp xử lý : khí độc, công trình ngầm, thông gió, nước
9.Kiểm tra công tác an toàn trong xây tô
-Vị trí tập kết vật liệu
-Vị trí thi công
-Giàn giáo xây tô
-Chất tải trên sàn thao tác
-Vận chuyển vật liệu
10.Kiểm tra an toàn PCCN
-Hệ thống cung cấp nước chữa cháy
-Hệ thống báo động
-Lối thoát hiểm
-Hệ thống bình chữa cháy
11.Kiểm tra vệ sinh lao động
-Bụi -Ồn -Ánh sáng
12.Kiểm tra vệ sinh môi trường, y tế tủ thuốc
13.Kiểm tra an ninh trật tự
14.Kiểm tra phương tiện bảo vệ cá nhân
Hàng ngày
Định kỳ thứ 5 hàng tuần
Định kỳ dán tem kiểm tra an toàn điện, máy móc thiết bị sử dụng điện ngày 25 hàng tháng


V.CÔNG TÁC QUẢN LÝ THIẾT BỊ AN TOÀN
• Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
Áo BHLĐ, mũ BHLĐ, giày BHLĐ, dây an toàn, kính bảo vệ mắt, găng tay, khẩu trang
• Thiết bị phục vụ công tác an toàn trên công trường
Các loại bảng hiệu an toàn ( có danh mục kèm theo phía sau )
3. Hồ sơ lưu quản lý xuất nhập thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân
Kiểm tra định kỳ ngày 22 hàng tháng
Ban AT
VI.CÔNG TÁC HỒ SƠ
Hồ sơ lưu chung cho toàn bộ công tác hoạt động an toàn trên công trường ( danh sách đính kèm )
Ban AT

VII. CÔNG TÁC KHÁC

Họp tư vấn
Họp ban chỉ huy công trường
Họp ban an toàn


  An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
Hotline: 0932.789.783
E-mail: andien@bienbaoantoan.com

Website: www.bienbaoantoan.com