Kiến thức về an toàn lao động
Thế nào được gọi là tai nạn lao động?
Tai nạn lao động được
định nghĩa tại Điểm 2.1 của Thông tư Liên tịch số
14/2005/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN của Liên tịch Bộ LĐTB&XH, Bộ Y tế,
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam. Cụ thể:
1, TNLĐ là tai nạn gây
tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể người lao động
hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc
thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (kể cả thời gian giải quyết các
nhu cầu cần thiết trong thời gian làm việc theo Bộ luật Lao động quy
định như: nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh
nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc
công việc).
Một vụ tai nạn lao động. Ảnh: P.L.O |
2,
Tai nạn được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp sau: Tai nạn
xảy ra trên tuyến đường đi và về trực tiếp giữa nơi làm việc và nơi
thường trú hoặc nơi tạm trú của người lao động; Nơi người lao động đến
nhận tiền lương, tiền công; Tai nạn xảy do những nguyên nhân khách quan
như: thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc
thực hiện các công việc, nhiệm vụ lao động hoặc không xác định được
người gây ra tai nạn xảy ra tại nơi làm việc. Tất cả những trường hợp
trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý.
3, TNLĐ
được chia thành 3 loại: Tai nạn lao động chết người: là tai nạn lao động
dẫn đến chết người (chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn; chết trên đường
đi cấp cứu; chết trong thời gian cấp cứu; chết trong thời gian đang điều
trị; chết do tái phát của chính vết thương do tai nạn lao động gây
ra,...); Tai nạn lao động nặng: người bị tai nạn bị ít nhất một trong
những chấn thương được quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này;
Tai nạn lao động nhẹ: là những tai nạn lao động không thuộc 2 loại tai
nạn lao động nói trên.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét