NDĐT- Quy định của pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ - an toàn lao động đã có . Tuy nhiên, doanh nghiệp và người lao động vẫn vi phạm do chế tài chưa đủ mạnh.
Tag: đối tượng, tai nạn, lao động, doanh nghiệp, quản lý, xã hội, chính thức, số lượng, vi phạm, thanh tra, tự do, chế biến, bảo hộ, thương binh, cục trưởng, chế tài, an toàn lao động, bộ công, công ty cp, nhật bản, công ty tnhh, hà tĩnh, kiên giang, tp hồ chí minh, bộ y, phó cục trưởng, nguyên do, phó chánh thanh tra, bộ lao, phó chánh thanh, chả ai, htx minh tân
Theo ông Phan Đăng Thọ, Phó Chánh Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh
và Xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực bảo hộ lao động,
an toàn lao động hiện khá đầy đủ, tuy nhiên do không có chế tài ràng
buộc, xử lý hoặc chế tài chưa đủ mạnh dẫn đến tình trạng người sử dụng
lao động, người lao động cố ý không chấp hành.
Ông Thọ nêu một thí dụ, mức phạt doanh nghiệp vi phạm an toàn lao
động (ATLĐ) để xảy ra tai nạn chết người cao nhất cũng chỉ tới 30 triệu
đồng, chưa đủ sức răn đe. Mức phạt cao nhất với người lao động vi phạm
quy định về ATLĐ là 500 nghìn đồng. Nhưng trong thực tế, chuyện xử phạt
đối tượng này gần như không có, bởi thu nhập của họ đã quá thấp nên các
thanh tra lao động chỉ chủ yếu nhắc nhở, tuyên truyền.
Trong năm 2010, theo số liệu chưa đầy đủ, cả nước đã xảy ra 554 vụ
tai nạn lao động chết người nhưng cơ quan này mới nhận được biên bản
điều tra 173 vụ. Nguyên do của sự chậm trễ này là do thanh tra lao động
chỉ vào cuộc sau khi có kết luận chính thức từ cơ quan điều tra của Bộ
Công an. Từ đó, ba trường hợp người sử dụng lao động đã bị đề nghị truy
tố do vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về ATLĐ là vụ tai nạn mỏ
đá thuộc HTX Minh Tân (Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) làm hai người chết, tai nạn
nổ nồi hơi tại Công ty CP Chế biến thực phẩm Vĩnh Kiên (Châu Thành, Kiên
Giang) làm ba người chết và vụ tai nạn của Công ty TNHH xây dựng thương
mại - dịch vụ - vận tải Đại Việt (TP Hồ Chí Minh) có nạn nhân tử vong
là lao động chưa thành niên.
Một nguyên nhân nữa cũng dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về an
toàn lao động là do đội ngũ thanh tra lao động còn thiếu và yếu. Trong
những năm gần đây, mặc dù lực lượng này đã được bổ sung nhưng chưa tương
xứng với tốc độ phát triển của các doanh nghiệp. Số lượng thanh tra lao
động trên toàn quốc hiện là 500 người. Ở một số địa bàn có nhiều doanh
nghiệp hoạt động, số lượng thanh tra viên có nhiều hơn, như TP Hồ Chí
Minh có 100 người.
Ngoài ra, một điểm nóng của vấn đề an toàn lao động hiện nay là ít
quan tâm lao động khu vực phi chính thức. Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi
trường y tế (Bộ Y tế) Trần Thị Ngọc Lan nhận định, vấn đề ATLĐ luôn
được lồng ghép giữa các khu vực kinh tế chính thức và phi chính thức, và
cần hướng mạnh tới lực lượng lao động tự do ở nông thôn.
Bà Lan cho rằng, thống kê của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về
tai nạn lao động mới chỉ đề cập đến đối tượng người lao động được trả
lương trong các doanh nghiệp, còn số liệu này của ngành y tế trong thực
tế cao hơn gấp bốn lần. Tai nạn lao động xảy ra nhiều với các lao động
thời vụ, tự do - đối tượng có ít phương tiện bảo hộ và kiến thức về an
toàn lao động nhất. 75% nạn nhân của các tai nạn lao động tử vong là đối
tượng lao động nông thôn hoặc lao động tự do.
Ông Vũ Như Văn, quyền Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội) cho biết, Cục luôn cố gắng cung cấp thông tin để
đối tượng này hiểu và phòng ngừa tai nạn tốt nhất trong quá trình làm
việc. Cục cũng đang được Nhật Bản tài trợ cho dự án huấn luyện vệ sinh
an toàn lao động trong gia đình tại năm tỉnh, giúp lao động gia đình tự
bảo vệ trong điều kiện làm việc và sẽ đề xuất mở rộng dự án trong năm
nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét