Bỏng là
tai nạn thường gặp trong đời sống hàng ngày, không những gây ảnh hưởng trước
mắt mà còn để lại những hậu quả lâu dài.
Xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm
diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm tỉ lệ tử vong.
Thực tế là ở Việt Nam nhận thức về tính nguy hiểm của bỏng chưa đầy đủ, xử trí
cấp cứu sau bỏng chưa hợp lí còn chiếm tỷ lệ cao. Trong bài viết này
thongtinantoan sẽ hướng dẫn các bạn những biện pháp sơ cấp cứu cơ bản khi
gặp sự cố bỏng. Chi tiết về cách xử lý từng loại bỏng sẽ được thongtinantoan
đăng tải ở những bài viết sau.
Các cấp độ bỏng
Bỏng cấp 1: là dạng nhẹ nhất trong các cấp độ bỏng. Bỏng bề mặt thường
chỉ là bỏng ngoài da, hay còn gọi là bỏng biểu bì.
Khi bị bỏng, sẽ làm cho vùng da nơi đây trở nên sưng phồng, mọng đỏ. Nhìn chung bỏng cấp 1 không mấy nguy hiểm, chỉ xảy ra trên phạm vi nhỏ và có thể tự điều trị tại nhà.
Bỏng cấp 2: Đây là loại bỏng thường xảy ra ở lớp dưới da. Vùng da bị bỏng sẽ đỏ lựng và phồng giộp lên với những vết loang hay hình thành các túi phỏng nước. Khi bị bỏng bạn có cảm giác đau rát. Bỏng cấp 2, nếu ở thể nhẹ cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết bỏng xảy ra ở mặt, tay chân, vùng háng, mông hay giữa các khớp tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận.
Bỏng cấp 3: Bỏng cấp 3 rất nguy hiểm, bao gồm toàn bộ các lớp bên dưới da. Cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay thậm chí các lớp mỡ dưới da đều bị phá huỷ. Bỏng cấp 3 cần được sơ cứu và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị bỏng, sẽ làm cho vùng da nơi đây trở nên sưng phồng, mọng đỏ. Nhìn chung bỏng cấp 1 không mấy nguy hiểm, chỉ xảy ra trên phạm vi nhỏ và có thể tự điều trị tại nhà.
Bỏng cấp 2: Đây là loại bỏng thường xảy ra ở lớp dưới da. Vùng da bị bỏng sẽ đỏ lựng và phồng giộp lên với những vết loang hay hình thành các túi phỏng nước. Khi bị bỏng bạn có cảm giác đau rát. Bỏng cấp 2, nếu ở thể nhẹ cũng có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu vết bỏng xảy ra ở mặt, tay chân, vùng háng, mông hay giữa các khớp tốt nhất bạn nên đến bác sĩ để được chăm sóc cẩn thận.
Bỏng cấp 3: Bỏng cấp 3 rất nguy hiểm, bao gồm toàn bộ các lớp bên dưới da. Cả lỗ chân lông, tuyến mồ hôi hay thậm chí các lớp mỡ dưới da đều bị phá huỷ. Bỏng cấp 3 cần được sơ cứu và điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa.
Mục đích của việc sơ cấp cứu bỏng
· Nhanh chóng loại trừ tác nhân gây bỏng ra khỏi cơ thể
· Hỗ trợ khẩn cấp những tình trạng ảnh hưởng đến bệnh
nhân như sốc, ngạt thở...
· Hạn chế tối thiểu mức độ ô nhiễm tổn thương bỏng, băng
bó vết thương, vận chuyển tới cơ sở y tế.
Yêu cầu của công tác sơ cấp cứu
bỏng
· Càng sớm càng tốt.
· Đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và cả người tham gia cấp
cứu.
· Đảm bảo an toàn cho nạn nhân trên đường vận
chuyển.
· Việc cấp cứu ban đầu nạn nhân bỏng hoàn toàn phụ thuộc
vào hoàn cảnh gây bỏng và từng tác nhân bỏng.
Sơ cấp cứu sau bỏng đúng quan trọng
như thế nào?
- Xử trí đúng ngay sau khi bỏng làm giảm diện tích bỏng, độ sâu bỏng, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong.
- Xử trí sai làm tăng diện tích bỏng, làm bệnh nặng hơn.
Sơ cấp cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
- Xử trí đúng ngay sau khi bỏng làm giảm diện tích bỏng, độ sâu bỏng, làm diễn biến của bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong.
- Xử trí sai làm tăng diện tích bỏng, làm bệnh nặng hơn.
Sơ cấp cứu tại chỗ với bỏng nhiệt
Bước 1: loại trừ tiếp xúc với tác
nhân bỏng càng sớm càng tốt. Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân như khi có
ngừng hô hấp, tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo, suy hô hấp do bỏng hô hấp.
Bước 2: nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ
thể bị bỏng vào nước sạch. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả. Thời điểm ngâm
rửa bằng nước mát (nước sạch, 16 - 20 độ C) càng sớm càng tốt, tốt nhất trong
30 phút từ sau khi bị bỏng (sau khoảng thời gian trên việc ngâm rửa ít tác
dụng). Thời gian ngâm rửa khoảng 20 - 30 phút (thường cho tới khi hết đau rát
chú ý không ngâm rửa quá lâu gây mất nhiệt của bệnh nhân).
Bước 3: che phủ tạm thời vùng bỏng,
tốt nhất là băng ép nhẹ vùng bỏng, đảm bảo tiến hành sớm, chặt vừa đều mới có
tác dụng, tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng.
Bước 4: bù nước điện giải sau bỏng,
cho uống Oresol nếu nạn nhân không nôn, không trướng bụng, vẫn tỉnh táo. Có thể
uống nước chè đường ấm, nước cháo loãng, nước hoa quả, cho trẻ bú bình thường.
Bước 5: nhanh chóng chuyển nạn nhân
tới cơ sở y tế gần nhất để được chăm sóc chuyên môn. Chú ý tư thế bệnh nhân khi
vận chuyển:
Bỏng nặng: vận chuyển bằng cáng, ở xa thì vận chuyển bằng ô tô.
Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương: cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển.
Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống cổ: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
Bỏng nặng: vận chuyển bằng cáng, ở xa thì vận chuyển bằng ô tô.
Nếu bỏng kết hợp với chấn thương, gãy xương: cố định tạm thời vùng chấn thương và xương bị gãy trước khi vận chuyển.
Nếu bỏng kèm theo chấn thương cột sống cổ: vận chuyển bệnh nhân trên ván cứng, cố định đầu.
Chú ý: Tuyệt đối không dùng kem đánh răng, nước mắm hay mỡ trăn
bôi lên vết bỏng vì có thể làm cho người bị bỏng bị nhiễm trùng và vết bỏng
trầm trọng thêm.
Sơ cấp cứu bỏng điện
Bước 1: bình tĩnh, nhanh chóng tách
nạn nhân ra khỏi nguồn điện.
Bước 2: kiểm tra mạch, nhịp thở nạn
nhân.
Bước 3: Nếu nạn nhân ngừng tim, hô
hấp, phải tiến hành hô hấp nhân tạo ép tim ngoài lồng ngực tại chỗ cho nạn nhân.
Bước 4: Tại chỗ tổn thương bỏng có
thể đắp gạc, băng che phủ vết thương
Bước 5: chuyển tới bệnh viện gần
nhất khi nạn nhân đã thở và tim đập trở lại. Trên đường vận chuyển tiếp tục hồi
sức.
Sơ cấp cứu bỏng hóa chất
Bước 1: nhanh chóng đưa nạn nhân
khỏi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng. Đánh giá nhanh chóng và duy trì các chức
năng sống như hô hấp, tuần hoàn.
Bước 2: ngâm rửa vùng bỏng bằng nước
sạch càng sớm càng tốt. Thời gian ngâm rửa nước sạch thường 30 - 60 phút.
Bước 3: trung hòa tác nhân gây bỏng
(bằng acid nhẹ với bỏng kiềm và kiềm nhẹ với bỏng acid). Thao tác này chỉ tiến
hành sau khi đã ngâm rửa vùng bỏng bằng nước sạch (trung hòa ngay lập tức có
thể làm nặng thêm thương tổn do phản ứng sinh nhiệt). Cụ thể:
- với bỏng do chất kiềm, vôi tôi: dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nước ép quả khế, dung dịch đường glucose,...để rửa, đắp vết bỏng.
- với bỏng do acid: dùng nước xà phòng 5% hoặc natri bicarbonat 2 - 3%, nếu không có thì dùng nước vôi trong để rửa.
- với bỏng do chất kiềm, vôi tôi: dùng nước vắt chanh, dấm ăn, nước ép quả khế, dung dịch đường glucose,...để rửa, đắp vết bỏng.
- với bỏng do acid: dùng nước xà phòng 5% hoặc natri bicarbonat 2 - 3%, nếu không có thì dùng nước vôi trong để rửa.
Chú ý: Nếu không nắm vững các biện pháp trung hòa, hoặc không xác
định được đặc tính của loại hóa chất gây bỏng thì chỉ cần rửa vùng bỏng bằng
nước sạch và chuyển đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
Bước 4: che phủ tạm thời vết bỏng:
có thể dùng các dung dịch trung hòa tiếp tục đắp,tưới rửa lên vết bỏng. Sau đó
băng ép nhẹ vết bỏng bằng băng sạch.
Bước 5: bù nước điện giải sau bỏng.
Bước 6: nhanh chóng chuyển nạn nhân
tới cơ sở y tế gần nhất.
Nguồn tin:Thongtinantoan
An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí MinhĐiện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
Hotline: 0932.789.783
E-mail: andien@bienbaoantoan.com
Website: www.bienbaoantoan.com
E-mail: andien@bienbaoantoan.com
Website: www.bienbaoantoan.com