Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

HIỂM HỌA Ở CÁC PHÒNG CHỤP X-QUANG


    HIỂM HỌA Ở CÁC PHÒNG CHỤP X-QUANG
TP.HCM đang còn nhiều máy X-quang quá cũ, sử dụng qua nhiều năm -
Máy X-quang trong chẩn đoán y khoa là loại thiết bị bức xạ mang tính nguy hiểm, tuy thấp hơn so với nguồn phóng xạ, nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải nhỏ đối với cộng đồng.
Máy móc cũ kỹ
www.BienBaoAnToan.com

Cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hay gặp phải những biểu hiện cụ thể từ việc ảnh hưởng bức xạ, có nhiều người đã vô sinh, suy giảm bạch cầu, sùi tay, sinh con dị dạng quái thai, ung thư hoặc nhẹ thì mẫn cảm dị ứng.
Tuy nhiên, hiểm họa từ X-quang còn tác động lên cộng đồng dân cư rất lớn do chính nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân.
Theo tổng kết về tình hình thực hiện Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ trên toàn quốc vừa được Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân tổng hợp thì không chỉ các tỉnh mà ngay cả thành phố lớn như TP.HCM vẫn còn đang sử dụng nhiều máy y tế có tuổi thọ trên 30 năm và máy X-quang một pha nửa sóng kỹ thuật rất lạc hậu. Những máy X-quang thông thường lẽ ra cần phải có quy định cấm dùng cho chụp răng nhưng hiện nay, nhiều cơ sở y tế, đặc biệt phòng răng tư nhân vẫn dùng. TP.HCM hiện có tổng cộng 587 máy X-quang thì riêng các phòng răng tư nhân chiếm 63, các phòng khám chuyên khoa tư nhân chiếm 66 máy, bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân có 84 máy.
Chưa kể đến việc nhiều thiết bị cũ đến mức hồ sơ kỹ thuật đã biến mất tự bao giờ và nhân viên bức xạ không dùng găng tay, màn chắn chì, tạp dề chì, đeo liều kế cá nhân (thiết bị đo mức độ hấp thu bức xạ), kính bảo vệ mắt, không được thông báo định kỳ liều chiếu đến từng người... Các hiểm họa khác vẫn luôn tồn tại: thiếu tín hiệu cảnh báo hoặc hệ thống cửa ra vào không đảm bảo an toàn. Nhiều phòng X - quang, chủ yếu ở khu vực y tế tư nhân có diện tích nhỏ hơn quy định (dưới 12m2). Không phải các cơ sở này không biết diện tích phòng tối thiểu phải là 12m2 nhưng nếu áp dụng đúng quy định thì điều kiện thực tế không cho phép cho nên phòng ốc có sao dùng vậy.

www.BienBaoAnToan.com
Vượt 500 lần mức cho phép!

Theo tổng kết của Cục Y tế dự phòng và môi trường, thì cửa sổ của các phòng chiếu chụp X-quang chưa được áp dụng các biện pháp chắn tia X. Vì vậy ở cửa sổ và cửa ra vào khu vực ngoài phòng chiếu chụp X-quang nhiều nơi có liều suất cao gấp 40 lần mức cho phép. Ở vị trí chiếu thẳng còn kinh khủng hơn, vượt gấp 500 lần mức cho phép và có nơi bệnh nhân đã phải ngồi chờ khám bệnh trong điều kiện bức xạ vượt mức cho phép như thế. Nguyên nhân "thất thoát" tia bức xạ có nhiều: nơi thì để cửa hở so với mặt đất cả gang tay, nơi thì được trang bị cửa chì nhưng không kéo kín bởi lý do cửa quá nặng. Thậm chí nhân viên y tế còn ngại mặc áo chì bởi vừa nặng vừa nóng...
Máy X-quang trong chẩn đoán y khoa là loại thiết bị bức xạ mang tính nguy hiểm thấp so với nguồn phóng xạ vì mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ, nhất thời, dễ dàng quản lý và khắc phục nếu xảy ra sự cố về thiết bị. Nhưng như vậy không có nghĩa là liều suất bức xạ từ các phòng X-quang là không nguy hiểm, vì các cơ sở y tế cũng là những nơi tập trung đông người, đặc biệt là đối tượng sức khỏe suy giảm. Do việc khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế hiện nay không thể thiếu máy X-quang nên trước khi bắt buộc các phòng X-quang nhất nhất tuân thủ quy định về diện tích, rất cần Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân sớm ra quy định chặt chẽ về đảm bảo liều suất bức xạ trong che chắn của phòng X-quang đối với nhân viên bức xạ, dân chúng và bệnh nhân.
Nguồn: An Dien Safety sưu tầm từ internet


  An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
E-mail: andien@bienbaoantoan.com
Website: www.bienbaoantoan.com

    HIỂM HỌA Ở CÁC PHÒNG CHỤP X-QUANG
TP.HCM đang còn nhiều máy X-quang quá cũ, sử dụng qua nhiều năm -
Máy X-quang trong chẩn đoán y khoa là loại thiết bị bức xạ mang tính nguy hiểm, tuy thấp hơn so với nguồn phóng xạ, nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải nhỏ đối với cộng đồng.
Máy móc cũ kỹ
www.BienBaoAnToan.com

Cán bộ y tế thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hay gặp phải những biểu hiện cụ thể từ việc ảnh hưởng bức xạ, có nhiều người đã vô sinh, suy giảm bạch cầu, sùi tay, sinh con dị dạng quái thai, ung thư hoặc nhẹ thì mẫn cảm dị ứng.
Tuy nhiên, hiểm họa từ X-quang còn tác động lên cộng đồng dân cư rất lớn do chính nhu cầu khám và điều trị bệnh của người dân.
Theo tổng kết về tình hình thực hiện Pháp lệnh An toàn và kiểm soát bức xạ trên toàn quốc vừa được Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân tổng hợp thì không chỉ các tỉnh mà ngay cả thành phố lớn như TP.HCM vẫn còn đang sử dụng nhiều máy y tế có tuổi thọ trên 30 năm và máy X-quang một pha nửa sóng kỹ thuật rất lạc hậu. Những máy X-quang thông thường lẽ ra cần phải có quy định cấm dùng cho chụp răng nhưng hiện nay, nhiều cơ sở y tế, đặc biệt phòng răng tư nhân vẫn dùng. TP.HCM hiện có tổng cộng 587 máy X-quang thì riêng các phòng răng tư nhân chiếm 63, các phòng khám chuyên khoa tư nhân chiếm 66 máy, bệnh viện và phòng khám đa khoa tư nhân có 84 máy.
Chưa kể đến việc nhiều thiết bị cũ đến mức hồ sơ kỹ thuật đã biến mất tự bao giờ và nhân viên bức xạ không dùng găng tay, màn chắn chì, tạp dề chì, đeo liều kế cá nhân (thiết bị đo mức độ hấp thu bức xạ), kính bảo vệ mắt, không được thông báo định kỳ liều chiếu đến từng người... Các hiểm họa khác vẫn luôn tồn tại: thiếu tín hiệu cảnh báo hoặc hệ thống cửa ra vào không đảm bảo an toàn. Nhiều phòng X - quang, chủ yếu ở khu vực y tế tư nhân có diện tích nhỏ hơn quy định (dưới 12m2). Không phải các cơ sở này không biết diện tích phòng tối thiểu phải là 12m2 nhưng nếu áp dụng đúng quy định thì điều kiện thực tế không cho phép cho nên phòng ốc có sao dùng vậy.

www.BienBaoAnToan.com
Vượt 500 lần mức cho phép!

Theo tổng kết của Cục Y tế dự phòng và môi trường, thì cửa sổ của các phòng chiếu chụp X-quang chưa được áp dụng các biện pháp chắn tia X. Vì vậy ở cửa sổ và cửa ra vào khu vực ngoài phòng chiếu chụp X-quang nhiều nơi có liều suất cao gấp 40 lần mức cho phép. Ở vị trí chiếu thẳng còn kinh khủng hơn, vượt gấp 500 lần mức cho phép và có nơi bệnh nhân đã phải ngồi chờ khám bệnh trong điều kiện bức xạ vượt mức cho phép như thế. Nguyên nhân "thất thoát" tia bức xạ có nhiều: nơi thì để cửa hở so với mặt đất cả gang tay, nơi thì được trang bị cửa chì nhưng không kéo kín bởi lý do cửa quá nặng. Thậm chí nhân viên y tế còn ngại mặc áo chì bởi vừa nặng vừa nóng...
Máy X-quang trong chẩn đoán y khoa là loại thiết bị bức xạ mang tính nguy hiểm thấp so với nguồn phóng xạ vì mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ, nhất thời, dễ dàng quản lý và khắc phục nếu xảy ra sự cố về thiết bị. Nhưng như vậy không có nghĩa là liều suất bức xạ từ các phòng X-quang là không nguy hiểm, vì các cơ sở y tế cũng là những nơi tập trung đông người, đặc biệt là đối tượng sức khỏe suy giảm. Do việc khám chữa bệnh ở các cơ sở y tế hiện nay không thể thiếu máy X-quang nên trước khi bắt buộc các phòng X-quang nhất nhất tuân thủ quy định về diện tích, rất cần Cục Kiểm soát và an toàn bức xạ, hạt nhân sớm ra quy định chặt chẽ về đảm bảo liều suất bức xạ trong che chắn của phòng X-quang đối với nhân viên bức xạ, dân chúng và bệnh nhân.
Nguồn: An Dien Safety sưu tầm từ internet


  An Điền Safety
Địa chỉ: 83 Tân Vĩnh, P.6, Q4, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08) 6261 8936 – 6261 8935
E-mail: andien@bienbaoantoan.com
Website: www.bienbaoantoan.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét