Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013

Đảm Bảo An Toàn Lao Động Bằng Phương Pháp POSITIVE


Có rất nhiều người trong ban an toàn của nhiều công ty đang tìm kiếm một tài liệu về cách thức đảm bảo an toàn lao động cho doanh nghiệp, với tiêu chí tiến hành đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả dường như phương pháp POSITIVE có thể giải quyết tốt những tiêu chí đặt ra. 

Biển Báo An Điền xin giới thiệu đến bạn phương pháp POSITIVE mà chúng tôi sưu tầm được. Chắc hẵn câu hỏi thắc mắc trước tiên là phương pháp POSITIVE là gì?

 Phương pháp POSITIVE do Chương trình Positive xây dựng, được JILAF xây dựng vào năm 1995 với sự hợp tác kỹ thuật đầy đủ của Viện Nghiên cứu Lao động, được xây dựng như một tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho Công đoàn và người lao động trong việc tiến hành các  hoạt động đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả nhằm cải thiện các vấn đề về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLD) và môi trường tại nơi làm việc, đề xuất của Công đoàn về những cải thiện an toàn theo hướng khuyến khích người lao động tham gia.
Positive tập trung vào sáu lĩnh vực kỹ thuật ưu tiên, bao gồm: Vận chuyển vật liệu, Vị trí làm việc, An toàn máy và thiết bị, Môi trường vật chất, Công trình phúc lợi và Bảo vệ môi trường.

POSITIVE là viết tắt của 8 từ: 
P: Participation (bên tham gia)
O: Oriented (Định hướng)
S: Safety (An Toàn)
I: Improvement (cải thiện)
T: Trade Union (công đoàn)
I :Inisiative (khởi sướng)

Participation Oriented Safety Improvement By Trade Union Inisiative.


Thống nhất cao quan điểm “An toàn là trên hết” tại nơi làm việc
Có thể thực hiện nhiều cải tiến ít tốn kém
Tăng cường hợp tác 2 bên: Công Đoàn & Nhà Quản Lý
 

Ưu điểm của POSITIVE
Học hỏi từ những ví dụ tốt ở cơ sở
Hướng vào cải tiến ít tốn kém
Sử dụng trí tuệ tập thể (làm việc nhóm)
Vì sao nhiều người ủng hộ
Khen ngợi, không chê
Vừa “Kinh tế” vừa “An toàn”
Bắt đầu từ những cải tiến đơn giản
Tập huấn theo cách “Tự làm lấy”
 

POSITIVE giải quyết cái gì? 
Cho người lao động biết để cải thiện Điều Kiện Lao Động cần phải làm gì?
Cách thức tiến hành cải thiện như thế nào?
Không thay thế cho huấn luyện quy trình, quy phạm chuyên ngành. 


Cty TNHH TM - SX An Điền - AN ĐIỀN SAFETY
83 Tân Vĩnh, P6, Q4, Tp Hồ Chí Minh
(08) 6261 8936 - Fax: (08) 6261 8935
andien.safety@gmail.com - www.bienbaoantoan.com

Thứ Hai, 24 tháng 6, 2013

Chương Trình Quốc Gia Về Bảo Hộ Lao Động.



THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
______
Số: 2281/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
___________
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2010


QUYẾT ĐỊNH
Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động,
 vệ sinh lao động giai đoạn 2011 - 2015
__________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 23 tháng 6 năm 1994; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 02 tháng 4 năm 2002; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động giai đoạn 2011-2015 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Mục tiêu tổng quát:
Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động; ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp; chăm sóc sức khỏe người lao động; nâng cao nhận thức, bảo đảm sự tuân thủ pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động, bảo đảm an toàn thân thể và tính mạng cho người lao động, tài sản của Nhà nước, tài sản của doanh nghiệp của tổ chức, góp phần vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Trung bình hằng năm giảm 5% tần suất tai nạn lao động chết người trong các ngành, lĩnh vực khai khoáng, xây dựng, sử dụng điện, sản xuất kim loại và sản xuất hóa chất;
b) Trung bình hằng năm tăng 5% số cơ sở tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, tăng 5% số người lao động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, tăng 3% số cơ sở được giám sát môi trường lao động;
c) Trung bình hằng năm tăng thêm 2.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ áp dụng hiệu quả hệ thống quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động;
d) Hằng năm trên 40.000 người làm các nghề, công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động; 10.000 người làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 40.000 cán bộ làm công tác an toàn - vệ sinh lao động tại doanh nghiệp được hỗ trợ huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Đến năm 2015 có trên 1.000 làng nghề, 5.000 hợp tác xã, 30.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ được phổ biến thông tin phù hợp về an toàn - vệ sinh lao động;
e) 100% người lao động đã xác nhận bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng lao động;
g) 100% số vụ tai nạn lao động chết người được điều tra, xử lý.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Các hoạt động nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn - vệ sinh lao động, bao gồm:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về an toàn - vệ sinh lao động;
b) Huấn luyện, hỗ trợ trang thiết bị nâng cao năng lực hệ thống kiểm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm, hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn - vệ sinh lao động;
c) Nghiên cứu xây dựng Luật An toàn - vệ sinh lao động;
d) Xây dựng cơ chế và chính sách đẩy mạnh xã hội hóa công tác an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Xây dựng và kiện toàn cơ sở dữ liệu về an toàn - vệ sinh lao động;
e) Hoàn thiện và triển khai các mô hình quản lý công tác an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
g) Tiếp tục xây dựng và triển khai Đề án Quỹ Bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
2. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư phòng ngừa tai nạn lao động trong các doanh nghiệp có nguy cơ cao về tai nạn lao động trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, chế biến khoáng sản, sản xuất kim loại, sản xuất hóa chất, xây dựng; cải thiện điều kiện lao động trong khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, khu vực sản xuất nông nghiệp, ngành nghề nông thôn.
3. Các hoạt động phòng, chống bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc, bao gồm:
a) Triển khai các mô hình phòng, chống bệnh nghề nghiệp phổ biến;
b) Hỗ trợ thiết bị, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các cơ sở khám, điều trị và phục hồi chức năng lao động cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
c) Tập huấn nghiệp vụ chẩn đoán, giám định, điều trị và phục hồi chức năng cho người bị tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp;
d) Hỗ trợ thiết bị, tập huấn kỹ năng giám sát môi trường lao động;
đ) Hỗ trợ về nghiệp vụ y tế lao động cho các doanh nghiệp, cơ sở để tổ chức chăm sóc sức khỏe cho người lao động tại nơi làm việc.
4. Các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng, bao gồm:
a) Hỗ trợ thiết bị, đầu tư xây dựng và nâng cấp các trung tâm huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;
b) Chuẩn hóa chương trình, tài liệu huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;
c) Xây dựng tiêu chuẩn huấn luyện viên; hỗ trợ mở rộng mạng lưới huấn luyện viên, truyền thông viên về an toàn - vệ sinh lao động;
d) Triển khai huấn luyện, tuyên truyền cho người sử dụng lao động và người lao động về an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Đưa nội dung an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy ở các cơ sở dạy nghề, trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học;
e) Nâng cao hiệu quả các phong trào quần chúng làm công tác an toàn - vệ sinh lao động.
5. Nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ về bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, bao gồm: khai thác và chế biến than đá; luyện kim, phân bón; hóa chất, xây dựng và một số ngành, nghề khác.
6. Hoạt động kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết và báo cáo về các hoạt động của Dự án, Chương trình.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Về chính sách, cơ chế:
a) Khuyến khích các doanh nghiệp đóng góp nguồn lực và triển khai các hoạt động cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe người lao động;
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở tham gia thí điểm và áp dụng hệ thống quản lý về công tác an toàn - vệ sinh lao động tiên tiến, xây dựng văn hóa an toàn lao động;
c) Khuyến khích phát triển và xã hội hóa các dịch vụ tư vấn, kiểm định, đào tạo, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động;
d) Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ và các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện Chương trình;
đ) Đẩy mạnh lồng ghép các hoạt động của Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động với Chương trình việc làm; xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống HIV-AIDS tại nơi làm việc; chống biến đổi khí hậu; bảo vệ môi trường và các chương trình khác có liên quan;
e) Phát huy đồng bộ các hệ thống giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình;
g) Khuyến khích người dân và các tổ chức, đoàn thể tham gia các hoạt động của Chương trình.
2. Về nguồn vốn thực hiện Chương trình:
a) Ngân sách nhà nước dự kiến là 730 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 680 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 50 tỷ đồng. Phê duyệt về nguyên tắc 05 Dự án và hoạt động của Chương trình trong Phụ lục kèm theo Quyết định này.
Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí thực hiện Chương trình thuộc nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan trung ương trong dự toán ngân sách được cấp có thẩm quyền giao hằng năm và hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương.
Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí thực hiện các hoạt động của Chương trình thuộc nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị ở địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
Hằng năm, trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện Chương trình xây dựng dự toán kinh phí gửi Bộ Tài chính để xem xét, tổng hợp vào dự toán ngân sách, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân tham gia Chương trình; tài trợ của các tổ chức trong và ngoài nước;
c) Các nguồn hợp pháp khác.
3. Về quản lý, điều hành:
a) Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình gồm đại diện các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Thông tin và Truyền thông, Công an, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính để tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội điều hành, chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương thực hiện các hoạt động của Chương trình;
b) Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thành lập bộ phận giúp việc Ban Chỉ đạo Chương trình; hướng dẫn các địa phương thành lập bộ phận quản lý Chương trình tại địa phương.
c) Cơ quan chủ trì Dự án thành lập Ban Quản lý Dự án;
d) Các doanh nghiệp xây dựng chương trình, kế hoạch bảo hộ lao động, an toàn - vệ sinh lao động trong kế hoạch hằng năm phù hợp với đặc điểm hoạt động, sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình.
4. Về thông tin, tuyên truyền:
a) Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động và cộng đồng bằng các hình thức đa dạng, phù hợp;
b) Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của Tuần lễ Quốc gia về an toàn - vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ hằng năm.
5. Về hợp tác quốc tế:
Mở rộng các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, tập huấn, trao đổi chuyên gia về an toàn - vệ sinh lao động, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng lao động, khám và điều trị bệnh nghề nghiệp.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch hằng năm và hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chương trình;
b) Hướng dẫn kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình;
c) Tổ chức triển khai các Dự án được giao;
d) Đề xuất, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện đúng mục tiêu, nội dung của Chương trình;
đ) Định kỳ hằng năm hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền tình hình thực hiện Chương trình.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm:
a) Cân đối kinh phí để thực hiện Chương trình;
b) Hướng dẫn các địa phương lồng ghép Chương trình Quốc gia về an toàn lao động, vệ sinh lao động với các chương trình khác có liên quan.
3. Bộ Tài chính có trách nhiệm:
a) Bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hằng năm của các cơ quan trung ương và các địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình; phối hợp với Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.
4. Các Bộ, cơ quan trung ương chủ trì Dự án có trách nhiệm:
a) Tổ chức xây dựng và phê duyệt Dự án sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội;
b) Hằng năm, trên cơ sở đề xuất của các cơ quan thực hiện Dự án, lập kế hoạch, dự toán kinh phí và đề xuất các biện pháp để thực hiện Dự án gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội;
c) Quản lý thực hiện Dự án; định kỳ hàng năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Dự án để Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
5. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Hội Khoa học kỹ thuật An toàn và vệ sinh lao động Việt Nam tham gia và phối hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.
6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm:
a) Căn cứ mục tiêu, nội dung hoạt động của Chương trình, xây dựng Chương trình an toàn - vệ sinh lao động của địa phương mình cho giai đoạn 2011-2015;
b) Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan thực hiện các Dự án, hoạt động của Chương trình;
c) Quản lý việc thực hiện Chương trình của địa phương; định kỳ hằng năm hoặc đột xuất báo cáo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tình hình thực hiện Chương trình.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


Cty TNHH TM - SX An Điền - AN ĐIỀN SAFETY
83 Tân Vĩnh, P6, Q4, Tp Hồ Chí Minh
(08) 6261 8936 - Fax: (08) 6261 8935
andien.safety@gmail.com - www.bienbaoantoan.com

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013

Biển Báo An Điền Tại Hội Chợ Vietbuild

Hội Chợ Vietbuild đã kết thúc trong 5 ngày ngắn ngủi cũng đủ để lại cho Biển Báo An Điền nhiều kỷ niệm.
Chúng tôi vui mừng vì Quý Khách đã quan tâm sâu sắc tới việc bảo vệ an toàn cho doanh nghiệp mình. 

Chúng tôi tin rằng với những tư vấn của  người An Điền sẽ giúp bạn phần nào tìm được giải pháp an toàn lâu dài cho doanh nghiệp. Để góp phần làm cho doanh nghiệp vượt qua thời kì khó khăn thì việc đầu tư cho sản phẩm chất lượng cao về phòng ngừa rủi ro trong lao động sẽ là hướng đi đúng đắn. 

Sử dụng biển báo an toàn và thiết bị bảo hộ lao động chất lượng vì những lợi ích sau: 
Thứ nhất về sử dụng sản phẩm chất lượng: bạn không phải bỏ ra chi phí sữa chữa nhiều lần; sản phẩm chất lượng kém nhanh chóng hư hỏng phải thay thế nhiều lần trong thời gian ngắn;  Không tốn thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm đối tác thay thế....
Thứ hai lợi ích từ việc sử dụng biển báo an toàn: Phòng ngừa tốt giúp tránh tối đa các rủi ro về an toàn lao động; xây dựng ý thức tự giác chấp hành và luôn cảnh giác với các nguy cơ tiềm ẩn; Ngăn ngừa tối đa các thiệt hại về tài sản và con người khỏi các tai nạn tiềm ẩn; Xây dựng hình ảnh doanh nghiệp an toàn tuyệt đối...

Biển báo An Điền rất cảm ơn Quý Khách Hàng đã quan tâm tới chúng tôi.  Kính chúc Quý Khách Hàng sức khỏe và công việc kinh doanh thành công!

Hình Ảnh Hoạt Động Của An Điền Tại Hội Vietbuild 2013
































Cty TNHH TM - SX An Điền - AN ĐIỀN SAFETY
83 Tân Vĩnh, P6, Q4, Tp Hồ Chí Minh
(08) 6261 8936 - Fax: (08) 6261 8935
andien.safety@gmail.com - www.bienbaoantoan.com

Thứ Tư, 19 tháng 6, 2013

Biển Báo An Toàn - Thư cảm ơn khách hàng tham quan Vietbuild


 AN ĐIỀN SAFETY 


THƯ CẢM ƠN

Quý Khách Hàng của An Điền Thân mến!

Công Ty TNHH TM – SX An Điền trân trọng gửi tới quý khách hàng lời cảm ơn chân thành nhất vì sự quan tâm của khách hàng tới gian hàng của An Điền tại hội chợ Vietbuild năm 2013. Chúc quý Khách hàng cùng gia đình nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc. 
Nhờ có sự hợp tác và quan tâm sâu sắc của khách hàng đến gian hàng của An Điền tại hội chợ Vietbuild đã giúp chúng tôi có một kỳ hội chợ thành công và đáng nhớ.
Chúng tôi biết quý khách không có nhiều thời gian để hiểu rõ về sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi vì có tới 2200 gian hàng tại hội chợ, và trong thời gian ngắn quý khách tiếp nhận quá nhiều thông tin nên bây giờ chúng tôi muốn giúp cho quý khách hàng hiểu rõ hơn về chúng tôi.
Chúng tôi là đơn vị chuyên nghiệp trong thiết kế và sản xuất biển báo an toàn; poster tuyên truyền an toàn nơi công trình, nhà máy, khu công nghiệp, khách sạn….; biển báo giao thông. Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp thiết bị bảo hộ lao động, sơn giao thông, sơn vạch kẻ đường. 

Chúng tôi cam kết mang lại sản phẩm chất lượng cao, thẩm mỹ cao, phục vụ tận tình nhất cho khách hàng. 
Đường dây (08) 6261 8936 và Email: andien.safety@gmail.com luôn sẵn sàng để tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc về sản phẩm, dịch vụ của chúng tôi.
Một lần nữa An Điền safety xin cảm ơn sự quan tâm và tình cảm ưu ái mà quý khách hàng đã dành cho chúng tôi. Rất mong An Điền Safety và Quý Khách Hàng sẽ hợp tác chặt chẽ để cùng “khởi đầu cho sự an toàn” tại doanh nghiệp mình.


CÔNG TY TNHH TM - SX AN ĐIỀN
VPĐD        : 83 Tân Vĩnh, Phường 6, Quận 4, Tp.HCM
Điện thoại  : 08 6261 8936 - Fax: 08 6261 8935
Email         : andien.safety@gmail.com
Website     : www.bienbaoantoan.com